Thông báo: Chuyển nhà!!!

Posted: Tháng Chín 20, 2010 in Chưa phân loại

Thông báo: Giasuhoahoc sẽ chuyển sang căn nhà khang trang, vip hơn là http://ngocbinh.webdayhoc.net

Hi! Rất mong nhận được sự  đóng góp và chia sẻ của các bạn trên bước đường của tui.

(Dân trí) – Bài gợi ý dưới đây do Nhà giáo ưu tú – PGS.TS Đào Hữu Vinh (ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng các cộng sự thuộc tổ chuyên gia giải đề của Hệ thống đào tạo Công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Aptech và Bachkhoa-Npower thực hiện.
 
Độc giả có thể xem gợi ý bài môn Hóa, khối B tại đây
 
 – Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là rất phù hợp với xu thế phát triển của môn hoá học nói riêng và các môn khác nói chung trong việc kiểm tra chất lượng dạy và học.
 – Hoá học là môn khoa học và thực nghiệm,có vai trò vô cùng quan trong với thực tiễn. Do vậy, việc đưa thêm những bài tập trắc nghiệm khách quan về ứng dụng và thực tiễn là cần thiết. Bởi như vậy, học sinh sẽ nắm rõ, hiểu rõ hơn, gần gũi hơn với bản chất vấn đề với cuộc sống. Và đối với việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh giỏi cũng nên dựa trên phương diện am hiểu về thực tiễn và ứng dụng.
 – Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm có nội dung về ứng dụng thực tiễn (của các bài học trong SGK 10 – ban cơ bản).
Câu hỏi:
Câu 1. Chọn câu đúng nhất.
Trong sản xuất,nhiều phản ứng oxi hóa khử chính là cơ sỏ của các quá trìnhhoá học như:
A. Luyện gang thép,luyện nhôm
B. Sản xuất xút,phân bón,thuốc bảo vệ thực vật.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai.
Câu 2. Khí thải công nghiệp và khí thải từ các động cơ đốt trong có chủ yếu các khí:
A.SO2, H2                                            B. SO2, Br2
C.SO2, O3                                            D. SO2, NO, NO2, CO2
Câu3. Một lượng hỗn hơp khí X thoát ra từ nhà máy thuộc công ty phân lân nung chảy Văn Điển. Khi cho X đi qua dung dịch H2S,thấy có vẩn đục. X có chủ yếu là:
A.CO2                                     B.Cl2
C.F2                                                     D.SO2
Câu 4. Những bức tượng bằng đá,hay đền thờTaMaHan ở Ấn Độ bị phá huỷ một phần là do:
A. Các quá trình oxi hóa khử của không khí.
B. Nhiệt độ tăng
C. Bão
D. Mưa axit.
Câu 5.Nguyên nhân gây mưa axit:
A.H2SO4 đóng vai trò chính, HNO3 đóng vai trò thứ 2
 B.H2SO4 đóng vai trò chính,HCl đóng vai trtò thứ 2
 C.HNO3 đóng vai trò chính,HCl đong vai trò thứ 2
 D.HNO3 đóng vai trò chính,H2SO4 đong vai trò thứ 2
Câu 6.Nước máy,nước sinh hoạt,nước ở bể bơi thường được tiệt trùng bởi:
 A.Ozon.
 B.Flo.
 C.Clo.
 D.H2O2.
Câu7. Quá trình sản xuất nhựa PVC theo sơ đồ:
               C2H2 + HX   → A →(trùng hợp)→PVC. X là:
A.Flo.                                                            B.Brom.
C.Clo.                                                            D.Iot.
Câu 8. Khi mở vòi nước máy, sẽ thấy có mùi lạ-mùi clo. Sở dĩ clo được sử dụng để sát trùng là vì:
 A.khí clo độc,nên trong nước clo cũng độc.
 B.Clo phản úng với một số muối khoáng tạo chất khử trùng.
 C. Clo phản ứng với nước tạo HCl chất có thể khử trùng.
 D. Clo phản ứng vớu nước tạo HClO là chất có thể khử trùng.
Câu 9. Khí clo và KMnO4 là các chất khác nhau, nhưng khả năng diệt khuẩn là như nhau.vì:
A.Khí clo có tính oxi hóa mạnh, KMnO4 có tính khử mạnh.
B.Khí clo có tính khử ,KMnO4 có tính oxi hóa mạnh.
C.Chúng đều có tính khử nên mới “ khử” trùng được.
D.Trong nước chúng có giải phóng oxi nguyên tử – chất diệt khuẩn mạnh.
Câu 10. Khi X trong vị dạ dày có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 M thì mắc bệnh khó tiêu. Khi nồng độ lớn hơn 0.001 M thì mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối NaHCO3. X là :
A.CH3COOH
B.HCl.
C.HCOOH.
D.NaOH.
Câu 11. Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao, bột đá vôi. Chỉ dung một chất trong các chất dưới đây để nhận ra bột gạo.
A. Dung dich HCl.
B. Dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch I2.
Câu 12. Khí oxi được dúng nhiều nhất trong lĩnh vực:
A. Ytế
B. Luyện thép.
C. Công nghiệp hoá chất.
D. Hàn cắt kim loại.
Câu 13. Tìm câu sai:
 A.Oxi đựoc dung để tăng cường quá trình oxi hóa trong công nghiệp luyện kim
 B.Hỗn hợp oxi lỏng vơi các chất cháy (mùn cưa,C,S..) được dọi là thuốc nổ bằng oxi lỏng.
 C.Oxi tinh khiết được dung trong y học ,trong các bình của thợ lặn.
 D.Oxi dung để tạo hợp chat Ag2O là chất nhạy cảm với ánh sang,trang lên phim ảnh.
 Câu 14. Đun một lượng nhỏ chất A vơi MnO2 thu được khí X . Cho X tiếp xúc vơi giấy tẩm dung dịch KI và bột sắn . Hiện tượng gì xảy ra?
 A.Giấy chuyển màu xanh do X là ozon.
 B.Giấy chuyển màu đỏ do X là ozon.
 C.Giấy không chuyển màu vì X là oxi.
 D.Giấy không chuyển màu vi X là H2O2.
 Câu 15. Chọn câu đúng nhất. Nguyên nhân phá huỷ tầng ozon là:
 A.Do ozon phản ưng với các khí thải thoat ra từ các động cơ.
 B.Do ozon phản ứng với gôc Cl..
 C.Do tác dụng của tia cực tím.
 D.A,B,C đúng.
 Câu 16. Chất này lần đầu tiên đựoc C.Bethollet điều chế ở thành phố (chất mang tên thành phố) gần Pari.Và ở nước ta,nhà máy hoá chất Viêt Trì, các nhà máy nằm trong khu công nghiệp giấy Bãi Bằng cũng được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch muối ăn. Chất này lả:
 A.dung dịch NaOH.
 B.Dung dịch HCl.
 C.Dung dịch Cl2.
 D.Nước Javen.
 Câu 17. Chọn câu đúng nhất. Để sát trùng lên da khi bị thương có thể dùng:
 A.Cồn iôt.
 B.Cồn clo.
 C.Dung dịch Cl2.
 D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 18. Sấy khô rong tảo, đốt cháy, lấy tro. Xử lý bằng nước, sau đó cho H2SO4 đặc vào thì thu được:
A.Clo và SO2.
B.Clo và H2S.
C.I2 và SO2.
D.I2 và H2S.
Câu 19. Chọn câu sai.
A.Dung dịch NaF được dung làm thuốc chữa sâu răng.
B.Flo được dùng trong công nghiệp hạt nhân làm giàu 235U.
C. CFC (Freon) làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và mý điều hoà.
D.Dung dịch HF có tác dụng sát trùng cho viết thương.
Câu 20. Để chữa sâu răng, người ta có thể sử dụng:
 A.Dung dịch NaF và CaF2.
 B.Dung dịch NaF và HClO3.
 C.Dung dịch NaF và NaI.
 D.Khí O3 và dung dịch NaF.
Câu 21. Trong công nghiệp lưu huỳnh được dung nhiều nhất vào quá trình:
 A.Sản xuất H2SO4.
 B.Sản xuất chất tẩy trắng, bột giấy, diêm.
 C.Sản xuất thuôc trừ sâu.
 D.Lưu hoá cao su.
Câu 22. Những bức tranh cổ được vẽ bởi chất bột, phẩm màu hữu cơ. Khi để lâu trong không khí thường có màu đen.Vì:
 A.O2(trong kk) phản ứng với bột sắt có trong tranh.
 B.O2(trong kk) oxi hoá các hợp chất hữu cơ.
 C.Do H2S(trong kk) phản ứng với bột sắt.
 D.Do H2S(trong kk) phản ứng với bột chì.
Câu 23. Khi phun nước rửa sạch đường phố, người ta rải xuống đường:
A.CuSO4                                 B.CaSO4.
C.CaCl2.                                  D.Ca(NO3)2.
Câu24. Có thể phục hồi những bức tranh màu đen bằng:
A.H2O.                                    B.H2O2.
C.Cl2                                       D.F2.
Câu 25. Ngày 5 tháng 12 năm 1952 tại Luân Đôn (Anh) xảy ra sự kiện: “Màn khói giết người’’ làm chấn động thế giới. Khói này gây tức ngực,khó thở và ho liên tục. Khói đó là:
A.Khí Cl2.                   B.Khí H2S                  C. Khí NO2                 D. Khí SO2.
Câu 26. Khi đánh răng, trong thành phần kem đánh răng có CaF2 góp phần tạo men. Men đó là:
 A.Ca2(PO4)OH                      B.Ca2(PO4)O F
 C. Ca2(PO4)F                         D.Ca2(PO4)HF.
Câu 27.Người bị cảm thường sinh ra những hợp chất sunfua (hữu cơ,vô cơ) có tính độc.Có thể loại chất độc này bằng :
A.Dây bạc                               B. Dây Fe
C. Đồng.                                 D. Nhôm.
Câu 28. Lượng (gam) dược phẩm Nabica cần dung để trung hoà 10 ml HCl 0.04M có trong dạ dày là:
A. 0.336                                  B.0.636
C.0.366                                   D.0.663.
Câu 29. Để trung hoà 788 ml HCl có trong dạ dày,cần dung 10ml sữa magie. Biết rằng cứ 1ml sữa có 0,08 (g) Mg(OH)2. Người này mắc bệnh:
A.Tiêu chảy.                           B. Ợ chua.
C.Khó tiêu.                              D.Viêm đường ruột.
 Câu 30. Trong y học ,người ta dùng muối sau để chuẩn đoán bệnh ung thư:
A.NaNO3                                B.NaHCO3.
C.NaHSO4                              D.NaCl.
 

 Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn học trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bổ túc trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Để đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh về tư liệu, câu hỏi trắc nghiệm dùng cho ôn tập, luyện tập, củng cố và nắm vững kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho các kì thi năm nay và những năm tới, nhóm tác giả gồm những người đang giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đang công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn cuốn sách Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm Hóa học trung học phổ thông”. Được xuất bản lần đầu tại Nhà xuất bản Giáo dục năm học 2007 2008 cuốn sách đã được khẳng định chất lượng bởi các thầy cô giáo và các em học sinh với số lượng 68.000 cuốn. Trong lần xuất bản này, nội dung cuốn sách đã được các tác giả cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung theo chương trình sách giáo khoa mới. Nội dung cuốn sách gồm ba phần :

– Phần thứ nhất : Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

– Phần thứ hai : Giới thiệu một số đề thi trắc nghiệm trong thời gian 60 phút hoặc 90 phút.

– Phần thứ ba : Đáp án.

Phần thứ nhất : Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được trình bày có nội dung bám sát chương trình và sách giáo khoa Hoá học 10, 11, 12.

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm này được biên soạn thống nhất dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm có bốn phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng. Dạng câu hỏi này là dạng duy nhất được sử dụng trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng.

Phần thứ hai : Gồm các đề kiểm tra trong thời gian 60 phút hoặc 90 phút. Các đề kiểm tra được biên soạn dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm mà nội dung kiến thức chủ yếu thuộc chương trình và sách giáo khoa Hoá học 12.

Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên trong quá trình dạy học và ra đề kiểm tra trắc nghiệm, thiết thực cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đây cũng là tài liệu để các em học sinh lớp 10, 11, 12 ôn tập, luyện tập, củng cố và nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản, tự đánh giá năng lực học tập môn Hoá học.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi dựa trên việc xác định mục đích, yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, mục tiêu Dạy – Học và thiết lập ma trận cho quá trình biên soạn hệ thống câu hỏi.

Tuy rất cố gắng song cuốn sách không tránh khỏi một số thiếu sót, các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các em học sinh và bạn đọc.

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn !

Các tác giả

Nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh về tư liệu, câu hỏi trắc nghiệm dùng cho ôn tập, luyện tập, củng cố và nắm vững kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho các kì thi năm nay và những năm tới, các tác giả hiện đang công tác tại Trường ĐHSP Hà Nội biên soạn cuốn sách  “Tuyển tập 36 đề trắc nghiệm môn Hóa học”.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần:

Phần thứ nhất: Giới thiệu 36 đề thi trắc nghiệm

Phần thứ hai: Đáp án và hướng dẫn giải một số câu khó

Phần thứ nhất: Gồm 36 đề tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập với thời gian 90 phút. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 và phù hợp với cấu trúc đề thi do Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo công bố.

Phần thứ hai: Cung cấp toàn bộ đáp án 36 đề trắc nghiệm để các em tự đánh giá kết quả học tập của mình, trên cơ sở đó giúp các em tự bổ sung kiến thức còn thiếu. Với các câu khó, có thể áp dụng phương pháp giải nhanh, chúng tôi cố gắng cung cấp hướng dẫn giải chi tiết để các em học sinh và bạn đọc có thể tự mình tìm ra được phương án tối ưu nhất khi làm bài.

Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên trong quá trình dạy học và ra đề kiểm tra trắc nghiệm, đồng thời đây cũng là tài liệu để các em học sinh lớp 10, 11, 12 ôn tập, luyện tập, củng cố và nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản, tự đánh giá năng lực học tập môn Hóa học.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã dựa trên việc xác định mục đích, yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, mục tiêu Dạy – Học và thiết lập ma trận cho quá trình biên soạn hệ thống đề thi.

– Bố trí thời gian (90 phút): Để tự mình làm đề trắc nghiệm

– Đối chiếu đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình

– Tham khảo hướng dẫn giải các câu khó

– Tự bổ sung kiến thức còn thiếu sau khi làm bài

Hình thức thi trắc nghiệm có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên với số lượng câu hỏi lớn, đa dạng và thời gian để hoàn thành một câu hỏi trắc nghiệm không nhiều (trung bình từ 1,5 đến 1,8 phút) nên các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành bài thi của mình.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần:

Phần thứ nhất: 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh

Phần thứ hai: Đáp án cho hệ thống bài tập tự luyện

– Phần thứ nhất:

+ Cơ sở của phương pháp: Tóm lược nội dung của phương pháp và các chú ý khi áp dụng.

+ Các dạng bài tập thường gặp: Các dạng bài tập thường gặp được các tác giả nêu và lấy ví dụ minh họa, hướng dẫn giải chi tiết và có nhận xét nhằm giúp bạn đọc nhận dạng và hiểu rõ được nội dung của phương pháp cũng như cách thức áp dụng phương pháp.

+ Bài tập tự luyện: Cung cấp hệ thống bài tập tự luyện nhằm giúp các em học sinh tự ôn luyện nhằm nắm vững được nội dung cũng như cách thức áp dụng phương pháp.

Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm trong cuốn sách được các tác giả xây dựng và tuyển chọn trên cơ sở bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12, phù hợp với dạng câu hỏi trắc nghiệm do Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo công bố.

Phần thư hai: Phân tích và lựa chọn phương pháp giải nhanh
Thực tế cho thấy, khi học và ôn luyện theo từng phương pháp cụ thể, các em học sinh hiểu và làm rất tốt phần bài tập tự luyện của từng phương pháp. Tuy nhiên trong cả một bài thi, hoặc trộn lẫn hệ thống bài tập tự luyện của các phương pháp với nhau thì việc lựa chọn phương pháp nào để giải nhanh các bài tập trắc nghiệm Hóa học lại trở thành vấn đề khó khăn đối với nhiều em. Vì vậy trong lần tái bản này, bênh cạnh việc cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung cho từng phương pháp chúng tôi bổ sung thêm nội dung này

Với nhiều kinh nghiệm trong dạy học và ôn luyện thi, các tác giả đã cố gắng tối đa trong việc biên soạn một hệ thống phương pháp và kỹ thuật giải với hy vọng cuốn sách sẽ là một trong những tài liệu quý và bổ ích nhằm hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học, ra đề kiểm tra trắc nghiệm, đồng thời đây là cẩm nang giúp các em học sinh lớp 10, 11, 12 ôn luyện, củng cố nhằm lựa chọn phương pháp tối ưu khi giải toán để đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi.

Đọc theo tuần tự:

1. Cơ sở của phương pháp và các chú ý quan trọng

2. Ví dụ về các dạng bài thường gặp

3. Bài tập tự luyện

4. Luyện giải 99 bài tập trộn lẫn các phương pháp với nhau để tự tìm cho mình phương pháp tối ưu trong giải toán

Những nội dung khác

Là cuốn sách đầy đủ nhất về phương pháp giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm môn Hóa học hiện nay.

Với bài viết dưới đây, bạn có thể gõ các công thức toán học, vật lý, hóa học… phức tạp ngay trong Microsoft Word một cách đơn giản và nhanh chóng.

Sử dụng tính năng sẵn có của Word:

Đối với Word 2007:

Nếu đang sử dụng Word phiên bản 2007, bạn có thể sử dụng tính năng đã được tích hợp sẵn để gõ các công thức toán học vào văn bản của mình.

Bạn thực hiện theo các bước sau:

– Di chuyển con trò của Word đến vị trí bạn muốn chèn công thức.

– Chọn tab Insert từ menu của Word 2007, nhấn vào nút Equation (hoặc nhấn tổ hợp phím Alt và =), lập tức tab Desugb sẽ được xuất hiện trên menu của Word, có chứa đầy đủ các biểu tượng, ký tự toán học và các công thức toán học phức tạp.

– Khi kích chọn 1 dạng công thức toán học, Word 2007 sẽ liệt kê danh sách các kiểu công thức có thể sử dụng của dạng công thức toán học đó.

– Sau khi đã chọn được 1 dạng công thức, công thức đó sẽ được chèn vào vị trí con trỏ chuột hiện tại, đồng thời sẽ chừa các ô trống để người dùng có thể điền vào các giá trị tương ứng.

Các ô trống được chừa để điền vào các giá trị của công thức

Đối với Word 2003:

Tính năng gõ các công thức toán học không được tích hợp sẵn trong Word 2003 mà cần phải được cài đặt thêm. Để sử dụng tính năng này, bạn cần phải có đĩa CD cài đặt Office 2003 (hoặc bộ cài đặt chứa trên ổ cứng của mình).

Thực hiện theo các bước sau để cài đặt thêm tính năng mới cho Office 2003:

– Bỏ đĩa CD cài đặt Office 2003 vào ổ đĩa máy tính (trong trường hợp bộ cài đã chứa sẵn trên ổ cứng, có thể bỏ qua bước này).

– Nhấn nút Start, chọn Ctrol Panel -> Add/remove Programs.

– Tại danh sách các phần mềm đang được cài đặt trên hệ thống, tìm đến Microsoft Office, nhấn nút Change.

– Tại hộp thoại hiện ra sau đó, đánh dấu chọn Add or Remove Features rồi nhấn Next để tiếp tục.

– Tại hộp thoại Custom Setup hiện ra, đánh dấu chọn Choose advanced customization of applications rồi nhấn Next.

– Danh sách các tính năng đã được cài đặt sẽ được hiển thị. Kích vào biểu tượng dấu + tại mục Office Tools, một danh sách khác hiện ra. Bạn kích chuột vào mục Equation Edition và chọn Run from My Computer.

– Nhấn nút Update.

– Bây giờ, quá trình sẽ sử dụng đĩa cài đặt Office để cài đặt thêm tính năng mới cho Word 2003. Trong trường hợp bộ cài nằm trên ổ cứng, bạn nhấn nút Browser, tìm đến thư mục chứa bộ cài và nhấn OK để tiếp tục quá trình.

– Sau khi hoàn tất quá trình cập nhật tính năng mới, kích hoạt Word 2003. Tại giao diện chính, bạn chọn View -> Toolbar -> Customize.

– Tại hộp thoại Customize hiện ra, chọn tab Command. Kích chọn mục Insert ở bảng bên trái, danh sách các tính năng sẽ được liệt kê ở bảng bên phải. Tìm đến tính năng Equation Editor.

– Sử dụng chuột kéo và thả biểu tượng này lên thanh Toolbar của Word 2003. Bây giờ, mỗi khi bạn cần chèn các công thức toán học vào nội dung của file Word, chỉ việc nhấn vào biểu tượng này và lựa chọn các công thức cần thiết.

Tính năng này cũng có thể được kích hoạt ngay khi cài đặt Office 2003, bạn chỉ việc thực hiện các bước như đã hướng dẫn ở trên trong quá trình cài đặt.

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ:

Trong trường hợp bạn không còn giữ lại bộ cài đặt Office 2003, hoặc những công thức toán học sẵn có của Office 2007 không đủ làm bạn hài lòng, hãy thử sử dụng các add-in hỗ trợ dưới đây.

– MathType:

Được đánh giá là phần mềm hàng đầu để gõ các công thức toán học trong Word, cung cấp khá đầy đủ và đang dạng các công thức, biểu tượng toán học…

Download bản dùng thử (30 ngày) của MathType tại đây.

Sau khi download và cài đặt, nếu đang sử dụng Office 2007, mỗi khi bạn khởi tạo hoặc mở 1 file văn bản, một điệp sẽ xuất hiện như hình minh họa bên dưới.

– Nhấn vào nút Options, chọn Enable this Content ở hộp thoại hiện ra và nhấn OK để xác nhận.

Bây giờ, trên giao diện Office 2007 sẽ xuất hiện thêm 1 tab MathType (với Office 2003 sẽ xuất hiện một thanh công cụ mới). Để bắt đầu gõ các công thức toán học phức tạp, bạn tìm đến tab MathType, nhấn nút Inline.

Cửa sổ soạn thảo văn bản mới hiện ra, cho phép bạn gõ các và khởi tạo các công thức toán học phức tạp. Sau khi đã hoàn tất các công thức, bạn có thể lưu nội dung thành 1 file văn bản riêng biệt, hoặc copy nội dung vào trong file văn bản hiện tại.

Để gỡ bỏ MathType, bạn gỡ bỏ như một phần mềm bình thường.

– EquPixy: là add-in dành cho Word, cho phép chèn các công thức và biểu tượng toán học đơn giản vào nội dung của file văn bản. Thế mạnh của EquPixy đó là hỗ trợ khá tốt việc gõ các công thức và phương trình hóa học.

Download EquPixy hoàn toàn miễn phí tại đây.

Sau khi cài đặt, tab Add-in mới sẽ được xuất hiện trên menu của Office 2007 (hoặc một thanh công cụ mới đối với Office 2003). Điều đầu tiên cần làm là bổ sung đầy đủ các biểu tượng mà EquPixy cung cấp, để làm điều này, bạn nhấn vào biểu tượng tùy chọn của EquPixy (nằm ở ngoài cùng bên phải).

Tại hộp thoại EquPixy Options hiện ra, bạn nhấn chọn hết tất cả các biểu tượng mà add-in này cung cấp và nhấn Save. Quay trở lại tab Add-in trên menu của Office, sẽ thấy thêm nhiều biểu tượng mới được hiển thị.

Chẳng hạn, để gõ công thức hóa học H2SO4, các chỉ số 2 và 4 thường được ghi nhỏ hơn so với các ký tự khác. Với EquPixy, bạn có thể gõ tất cả các công thức hóa học cần thiết theo cách thông thường, sau đó bôi đen để chọn các công thức vừa gõ được, sau đó chọn chức năng Chemical Formula của EquPixy, lập tức, các công thức hóa học sẽ được hiển thị theo đúng kiểu thường thấy.

Đặc biệt, một tính năng rất hữu ích của EquPixy đó là kiểm tra tính chính xác của các phương trình hóa học. Bạn có thể thử kiểm tra xem một phương trình phản ứng hóa học đã được cân bằng chính xác hay chưa bằng cách bôi đen chọn phương trình cần kiểm tra và nhấn vào nút Chemical Equation Check.

Nếu phương trình hóa học là chính xác, hộp thoại OK sẽ hiện ra. Ngược lại, EquPixy sẽ thông báo lỗi, thậm chí còn hướng dẫn bạn cách thức để sửa lỗi gặp phải trong phương trình hóa học.

Để gỡ bỏ EquPixy, bạn mở cửa sổ EquPixy Options, nhấn vào biểu tượng chiếc thùng rác ờ góc dưới bên trái của cửa sổ rồi nhấn nút Yes ở hộp thoại hiện ra sau đó.

Thủ thuật nhỏ để gõ nhanh công thức hóa học và toán học:

Nếu đang gõ văn bản và muốn gõ nhanh các công thức đơn giản mà không muốn nhờ đến các công cụ khác, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl và = để gõ chỉ số của công thức hóa học (chẳng hạn H2SO4) và tổ hợp phím Ctrl – Shift và + để gõ ký tự mũ (chẳng hạn 2 mũ 3, 2 bình phương…)

Phạm Thế Quang Huy

Theo dantri.com.vn

Công nghệ hiện đại giúp thay thế phương pháp cũ

Các công thức hoá học trên bảng đen thường chỉ thu hút được sự chú ý của sinh viên trong một thời gian nhất định, đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi việc lơ là, mất tập trung vào những thứ thú vị hơn như một “bóng hồng” nào đó, hay vài chuyện linh tinh từ những người bạn bên cạnh. Bueno, một sinh viên tốt nghiệp ngành hóa học tại Đại học Maryland, đã quan sát nhiều tiết hóa đại cương với mong muốn tìm ra một phương pháp giảng dạy không theo cách truyền thống theo yêu cầu từ hội giáo sư của trường. Khi đang ngồi tham dự một trong các bài giảng, anh nhận ra ý tưởng anh cần hiện diện ngay dưới mũi của mình.

“tôi nhìn xung quanh và tôi thấy nhiều sinh viên với những chiếc điện thoại di động trong tay”, Bueno nhớ lại. Ngày nay, cùng với Internet, các thiết bị thông tin hiện đại đã trở nên phổ biến, mọi người sử dụng nó ở khắp nơi cho mọi mục đích, vậy tại sao không tận dụng nó cho việc dạy học ?

Và kết quả của ý tưởng này là một seri phim video ngắn nhằm giới thiệu cho sinh viên mọi mặt của thế giới của phòng thí nghiệm, từ việc học cách hiệu chuẩn dụng cụ cho đến các phương pháp chuẩn độ thể tích.

Thực ra quay phim trong phòng thí nghiệm làm tư liệu phục vụ bài giảng không có gì là mới. Nhưng với sự ra đời và thịnh hành của các thiết bị nghe nhìn nhỏ gọn, di động như laptop, iPhone, iPad … và hệ thống Internet băng thông rộng cùng những dịch vụ chia sẻ trực tuyến như Youtube, phương pháp học bằng video thực sự một lần nữa thu hút sự chú ý của sinh viên cũng như các giáo sư.

Mặc dù phải mất thời gian và công sức để tìm hiểu làm thế nào để làm một video, những người hướng dẫn nói với C & EN rằng họ tin rằng lợi ích mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Bằng cách trình bày những gì mong đợi trong phòng thí nghiệm, các clip này sẽ giúp tăng tính độc lập và sự tự tin cho sinh viên. Video cũng sẽ giúp các giáo sư giảm đi đáng kể thời gian trả lời những thắc mắc của sinh viên mà đôi khi đi quá xa so với những điều căn bản.

Theo phương pháp truyền thống, các sinh viên đại học thường chuẩn bị các buổi thực tập phòng thí nghiệm bằng việc đọc trước sách giáo khoa hay các bài hướng dẫn thực tập. Nhưng “các đoạn văn bản không phải lúc nào cũng thực hiện tốt được công việc mô tả”, theo Rick L. Danheiser của Học viện kỹ thuật Massachusetts, người khởi đầu và phát triển chương trình MIT’s Digital Lab Technique Manual, một bộ sưu tập trực tuyến các đoạn video hướng dẫn kỹ thuật chưng cất, tái kết tinh, … và các phương pháp khác.

Thông thường, khi bước vào phòng thí nghiệm, sinh viên sẽ được thầy hướng dẫn thực tập giảng bài và làm mẫu một lần các kỹ thuật cần thiết trong buổi thí nghiệm đó. Nhưng như vậy sẽ không thể thỏa mãn sự thắc mắc của sinh viên. Đối với những người vẫn còn quá lạ lẫm với môi trường thí nghiệm và các từ ngữ chuyên môn, việc xem qua các kỹ thuật và kiến thức phức tạp chỉ một lần duy nhất là không đủ, theo lời Haim Weizman, một giáo sư của trường Đại học California. “Bạn không thể dừng một bài giảng trong phòng thí nghiệm, nhưng sinh viên sẽ có thể dừng và xem lại nhiều lần các đoạn video ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào họ muốn”.

hình : Johnson và Kate Willms đang tham khảo tư liệu từ iPod được trang bị cho trường

Làm thế nào để thực hiện được dự án

Những rào cản kỹ thuật của việc sản xuất video có thể làm chùn bước các giáo sư, nhất là những người đã lớn tuổi. Tuy nhiên, các giảng viên trẻ có thể khắc phục việc đó bằng cách tìm kiếm thông tin từ Internet cũng như học hỏi những cách làm mà nhiều người trong lĩnh vực khác đã thực hiện.

Ví dụ, tại khuôn viên của trường đại học Indiana University, 2 nhà hóa học Gretchen Anderson và Doug McMillen đã hợp tác cùng Jim Yocom, giám đốc của một trung tâm truyền thông. Các clip của họ với chủ đề về hóa hữu cơ, bao gồm nhiều phương pháp, chẳng hạn như lọc chân không hay điều chế một vài hợp chất. Với chủ đề về sinh hóa, thì có những video hướng dẫn chi tiết từng bước một các kỹ thuật như điện di trên gel, từ giai đoạn chuẩn bị mẫu, chuẩn bị môi trường đến giai đoạn nạp mẫu chạy điện di và cả các phương pháp phân tích kết quả. Sau đó, ê kíp trang bị nhiều máy iPod cho phòng thí nghiệm nhưng loại bỏ hết chức năng kết nối Internet để giúp sinh viên chú tâm vào việc học các đoạn clip.

Trước khi nghĩ đến chuyện quay phim, liệt kê ra các nguồn kinh phí là yêu cầu then chốt. Các giáo viên nên hiểu rõ những nguồn tài trợ mà trường đại học của họ sở hữu, và từ đó mới quyết định quy mô cho kế hoạch.

Những yêu cầu thiết bị tối thiểu, thực ra chỉ là một máy quay phim kỹ thuật số và một phần mềm để chỉnh sửa cho đoạn phim. Ngoài ra, cũng nên nghĩ đến một ổ cứng đủ lớn và an toàn để lưu trữ các đoạn video. Đôi khi cũng cần tiền để bồi dưỡng cho sinh viên hoặc các giảng viên hay chuyên gia tham gia vào dự án. Tùy thuộc vào mức độ quan tâm của sinh viên hay vào điều kiện của trường, các clip có thể được phổ biến trong các mạng nội bộ, hoặc chia sẻ rộng rãi trên Internet thông qua Youtube hay SciVee.tv. Được khởi xướng từ những đoạn phim ngắn chứa đựng trong iPhone, nhưng không phải mọi sinh viên đều có thể sở hữu chúng, vì vậy định dạng của các đoạn video nên phù hợp với mọi loại thiết bị, bao gồm cả màn hình máy vi tính.

Đa số các nhà nghiên cứu chia sẻ rằng họ được đảm bảo nguồn kinh phí từ trường đại học của mình, mặc dù lưu ý rằng việc thắt chặt ngân sách gần đây sẽ gây khó khăn trong việc quay thêm những clip mới. Nguồn quỹ của Weizman đến từ Ủy ban an toàn UCSD. Danheiser thì hợp tác với Sarah A. Tobacco từ học viện MIT, người đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất các clip đầu tiên, nhằm có được sự ủng hộ từ Quỹ giáo dục của hội cựu sinh viên học viện MIT. Còn Bueno và Heiserman thì được trả lương từ hội khuyến học (Graduate Assistance in Areas of National Need fellowship) của Mỹ. Nguồn ngân sách của họ khá đa dạng, dao động từ vài trăm USD đến cả 10.000 USD.

Một khi kinh phí đã được bảo đảm, việc phát triển kế hoạch từ một ý tưởng ban đầu sẽ không còn ý nghĩa quan trọng, Weizman nói. “tôi thích viết một đề cương sơ bộ và sau đó trình bày nó với các đồng nghiệp và hỏi xin ý kiến”. Trong dự án mới nhất của mình, Weizman triển khai thực hiện các clip hướng dẫn thao tác di chuyển những thuốc thử pyrophoric như tert-butyllithium từ một lọ kín đến một chiếc bình phản ứng. “Trong các phản ứng đặc biệt nguy hiểm như vậy, điều gì là quan trọng nhất?” “phải chắc rằng các đoạn video tạo ra không phải chỉ để khuyến khích các sinh viên bắt chước làm theo. Nói cách khác, phải làm sao để sinh viên suy nghĩ và hiểu rõ ý nghĩa đằng sau mọi thao tác”, ông chia sẻ.

Thông tin phản hồi là rất quan trọng trong suốt quá trình này, Powell từ viện ACU nói. Để có thêm cơ sở từ những phản hồi, cô đã chia phòng thí nghiệm ra thành 2 nhóm, 1 sử dụng các tài liệu học tập truyền thống bao gồm cả thao tác hướng dẫn trước khi thí nghiệm và một được xem trước các đoạn clip hướng dẫn. Kết quả nhanh chóng cho thấy nhóm 2 nắm rõ được quy trình thí nghiệm hơn và ít cần đến sự giúp đỡ của các trợ giảng dạy thực tập.

Đối với Erin Boyd, một sinh viên năm 2 của trường ACU, phương pháp của Powell đã cải thiện rất nhiều chất lượng những bài giảng của cô, “Các video đã giúp chúng tôi có thể đề cập đến nhiều vấn đề chuyên sâu hơn và lướt nhanh được những thao tác cơ bản”, cô ta nói. Còn tại Maryland, hầu hết sinh viên cho rằng các đoạn video là hữu ích, nhưng một số cảm thấy vài video có thời gian quá dài, Dixon nhận xét. “Điều quan trọng là cố gắng giải thích thật khúc chiết, ngắn gọn những gì cần truyền đạt”.

Gabrielle Johnson, sinh viên năm cuối khoa sinh hóa đại học IU South Bend nói rằng các đoạn video đã giúp cô theo kịp những bạn cùng lớp giỏi và có nhiều kinh nghiệm hơn. Phương pháp này “thực sự giúp tôi tự tin hơn rất nhiều khi bước vào phòng thí nghiệm vì tôi có thể theo kịp được tốc độ của mọi người”, cô tâm sự. Còn Anderson, một trợ giảng thì cảm thấy cô không còn phải lặp đi lặp lại các hướng dẫn nhiều như trước. Thay vào đó, nhiều sinh viên đang đặt ra những câu hỏi sâu sắc hơn về vấn đề đằng sau các thí nghiệm, đó là một điều gì đó vô cùng ý nghĩa đối với một giảng viên. Cô chia sẻ, “với tôi, phòng thí nghiệm bây giờ đã trở nên thú vị hơn rất nhiều!”

theo pubs.acs.org
POSTE